Phật A Di Đà Mật Tông: Biểu tượng Vô Lượng Quang và Diệu Quan Sát Trí

Phật A Di Đà Mật Tông

Hành trì Mật pháp A Di Đà (hay còn gọi là A Di Đà Như Lai) là con đường tu tập đầy huyền bí và uyên thâm đòi hỏi sự kiên trì, lòng tin sâu sắc và sự hướng dẫn của bậc thầy tu hành uyên thâm. Hãy cùng với Phật Giáo 60s tìm hiểu thêm về những khía cạnh khác về Phật A Di Đà mật tông và những câu chuyện truyền cảm hứng về Ngài trong thế giới Mật tông Phật giáo.

Phật A Di Đà mật tông mang ý nghĩa gì?

A Di Đà Phật là ai?

Đức Phật A Di Đà hay còn được gọi là Amitābha, mang ý nghĩa Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng) và Vô Lượng Thọ. Trong Mật Tông, Ngài được tôn kính là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây, thuộc hệ thống Ngũ Phương Phật với vai trò chủ trì Diệu Quan Sát Trí.

Phật A Di Đà Mật Tông
Phật A Di Đà Mật Tông

Tượng hình Đức Phật A Di Đà thường có màu đỏ, thiền định trong tư thế Kết Di Đà Định Ấn. Ngài ngự trên bảo tòa sen đỏ đặt trên lưng tám con công lớn (bát đại khổng tước) ở phương Tây. Với khả năng chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí, Đức Phật A Di Đà có sức mạnh loại bỏ nghi độc – độc tố của sự hoài nghi, một trong ngũ độc.

Ngoài ra, Ngài còn được biết đến với các danh hiệu khác như Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, Ngài được xem là vị chủ trì Liên Hoa Bộ, ban cho thần chú cho các Bồ Tát và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Phương pháp tu tập này được xem là phù hợp nhất cho tất cả chúng sinh thuộc mọi căn cơ (tam căn phổ bị).

Nam Mô A Di Đà Phật là gì?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật phổ biến nhất, vang vọng khắp các chùa chiền và đời sống tâm linh của người Phật tử. Nó không chỉ là lời chào hỏi mà còn là lời nguyện hướng về Phật pháp vun bồi giác ngộ. Hai từ ‘Nam mô’ mang đến nhiều ý nghĩa như kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã độ ngã và quy mạng. ADiĐà Phật là danh hiệu của vị Phật mà được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Trong đó, ‘A’ có nghĩa là vô hay không, ‘Di Đà’ có nghĩa là lượng, ‘Phật’ mang ý nghĩa của đấng giác ngộ.

Phật A Di Đà Mật Tông
Phật A Di Đà Mật Tông

Do đó, ‘Nam mô A Di Đà Phật’ được hiểu là Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng hoặc Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng. Theo Kinh Thập lục quán, công đức niệm danh hiệu Phật A Di Đà vô cùng: Chỉ cần niệm một lần danh hiệu của Ngài, chúng sinh có thể tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Kinh sách cũng ghi lại rằng, Phật A Di Đà cũng từng phát nguyện rằng chúng sinh nào có tâm niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được Ngài tiếp dẫn linh hồn đến thế giới Tây phương cực lạc.

Câu niệm này thường được các Phật tử sử dụng để chào nhau, nhấn mạnh vào ý nghĩa của sự giác ngộ và khuyến khích sống theo giáo lý Phật dạy.”

Tóm tắt về sự tích Phật A Di Đà

Theo kinh Đại A Di Đà, thuở Đức Phật Thế Tự Tại Vương còn tại thế, có vị vua hiền tên Kiều Thi Ca. Sau khi nghe Phật thuyết Pháp, vua quyết tâm xuất gia tu hành và được thọ giới pháp danh Pháp Tạng. Một hôm, Ngài đảnh lễ Phật và phát 48 đại nguyện, nguyện sau này sẽ thành Phật A Di Đà.

Phật A Di Đà Mật Tông
Phật A Di Đà Mật Tông

Kinh Bi Hoa lại kể về vị đại thần Bảo Hải, phụ thân của Đức Phật Bảo Tạng, dưới triều đại vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm. Khi nghe Phật thuyết Pháp, vua Vô Tránh Niệm vô cùng cảm động và phát tâm cúng dường đầy đủ lễ vật cho Phật và Tăng chúng trong suốt ba tháng. Vị đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát nguyện Bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua liền nguyện sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ trong cõi giới thanh tịnh để giúp giáo hóa chúng sinh.

Ngay sau khi vua phát nguyện, Đức Phật Bảo Tạng đã thọ ký cho vua, cho biết sau này vua sẽ thành Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị đại thần Bảo Hải sau này sẽ thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật A Di Đà là hiện thân của hạnh Thanh Tịnh với thân thể chói ngời hào quang thanh tịnh và trí tuệ viên giác. Ngài đã phát 48 đại nguyện rộng lớn để cứu độ tất cả chúng sinh, trong đó có lời nguyện tiếp dẫn bất kỳ chúng sinh nào niệm danh hiệu Ngài đều được vãng sinh về cõi Cực Lạc.

Tại Việt Nam, phần đông Phật tử tu theo tông Tịnh Độ nên thường thờ tượng Phật A Di DA. Tượng Ngài thường được thể hiện ở tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng hào quang, tay trái để ngang bụng kết ấn cam lồ. Cùng với Đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ Tát Đại Thế Chí và Quán Thế Âm thường được thờ phụng bên cạnh, thể hiện sự trợ hóa cho Ngài trong cõi Cực Lạc.

Phật A Di Đà Mật Tông
Phật A Di Đà Mật Tông

Hằng năm, vào ngày 17 tháng 11 âm lịch Phật tử khắp nơi tổ chức lễ vía Đức Phật A Di Đà. Niệm danh hiệu Ngài, đặc biệt là vào những giây phút lâm chung, được xem như cách để cầu mong được vãng sinh về cõi Cực Lạc thanh tịnh.

Lời kết

Với những thông tin được chia sẻ đầy đủ về Phật A Di Đà, Phật Giáo 60s mong rằng bạn đã hiểu. Hy vọng qua những chia sẻ này các bạn sẽ thêm lòng tin và hướng đến Ngài, để được soi sáng và dẫn dắt trên con đường tu tập giác ngộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *