Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo Có Ý Nghĩa Gì?

Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Trong kho tàng tri thức Phật giáo “Tinh – Khí – Thần” được xem như ba yếu tố cốt lõi cấu thành nên con người, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng duy trì sức khỏe, hướng đến sự an lạc và giác ngộ. Ở bài viết này Phật Giáo 60s sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tinh khí thần trong Phật giáo.

Tinh Khí Thần là gì?

Tinh – Khí – Thần là ba thành phần cơ bản không thể thiếu trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi người từ khi mới sinh ra đến khi già đi. Chúng là “tam bảo” giúp phản ánh bản thể, nguồn năng lượng và tinh thần con người. Bản Thể biểu hiện qua tinh hoa, năng lượng thể hiện qua nghị lực và tinh thần là nền tảng của sự sống.

Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Ba yếu tố này là điều kiện tiên quyết để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người. Sự sống đầy đủ và sức khỏe được đảm bảo khi cơ thể được nạp đủ năng lượng, từ đó cơ thể mới có thể phát triển mạnh mẽ và ít gặp vấn đề về sức khỏe.

Tinh Khí Thần trong Phật giáo là gì?

Tinh

Tinh là các chất tinh hoa cung cấp dinh dưỡng cho con người, cơ thể hoạt động như một hệ thống trao đổi chất với thiên nhiên qua ăn uống và hít thở. Các chất ăn uống được tiêu hóa thành cốc khí, cung cấp tông khí cho cơ thể. Các cơ quan sử dụng các tinh chất này để tổng hợp thành tinh hoa, thận chứa các tinh hoa dư thừa và chuyển hóa chúng thành tinh sinh dục. Thận liên quan mật thiết đến tủy và não trong y học cổ truyền.

Tinh trong cơ thể là tổng hợp của các chất dinh dưỡng, bao gồm cả tinh sinh dục không chỉ giới hạn ở khái niệm tinh sinh dục. Tinh chất là nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể.Tinh chất bẩm sinh hay tinh tiên thiên được kế thừa từ cha mẹ khi sinh ra, đồng thời điều khiển hết toàn bộ quá trình sinh trưởng cũng như phát triển, sinh sản và quá trình già đi của cơ thể con người.

Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Tinh hậu thiên hình thành trong quá trình sống bao gồm nhiều yếu tố như năng lượng, huyết và các tinh chất chuyển hóa từ cơ thể. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở tủy sống và tủy xương, được thận quản lý. Trong cơ thể, “tinh” thể hiện qua các bộ phận và chất dịch như da, máu, nước tiểu có nguồn gốc từ đất và bao gồm cả chất cứng và lỏng, tượng trưng cho Thổ đại và Thủy đại trong Tứ Đại.

Khí

Khí trong cơ thể con người và các sinh vật là dạng năng lượng sinh học, không thể thấy bằng mắt thường nhưng tác động lớn đến sự hoạt động của cơ thể. Nó cũng là sức hoạt động của các nội tạng như khí lục phủ và khí ngũ tạng. Tinh chất tạo ra khí làm cho cơ thể hoạt động, khí có thể hiểu là năng lượng tạo ra nội lực, thúc đẩy hoạt động của cơ thể.

Ngược lại, khí (nội lực) thúc đẩy hoạt động của các hệ tiêu hóa và hô hấp để chuyển hóa tinh chất. Tinh chất là vật chất, cần có khí để chuyển hóa. Khí là hoạt động sinh lý không có tinh chất, khí không thể hoạt động. Trong Đông y, “Khí” trong cơ thể con người được phân loại thành nhiều dạng như khí tiên thiên, khí hậu thiên, nguyên khí, dinh khí, vệ khí, tông khí, khí ngũ tạng, tà khí… “Khí” được đưa vào cơ thể thông qua hít thở qua mũi, truyền qua da, qua các huyệt tất cả đều có nguồn gốc từ không khí xung quanh được gọi là Thiên khí.

“Khí” vô hình là lực đẩy, áp suất để dẫn huyết có thể so sánh với Phong đại – một trong Tứ Đại được Đức Phật nhắc đến khi mô tả cấu trúc cơ thể con người. Nguyên khí là thành phần chính của thận tinh và tinh khí thu được thường chỉ dùng để dưỡng sinh, do đó khí thận thường chủ yếu là khí bẩm sinh, cụ thể là sinh khí.

Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Thần

Thần là một khía cực của đại não, điều chỉnh việc phối hợp khí hóa âm dương và biểu hiện sức sống. Tình trạng thần sung mãn thì người khỏe mạnh, thần suy kém thì người yếu đuối. Thần biểu hiện sự hoạt động tinh thần, thần kinh, ý thức, cảm xúc và tư duy của con người cũng là biểu hiện của tình trạng sinh lý, bệnh lý của các tạng trong cơ thể.

Thần là sự tổng hợp cao cấp của khí, chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động cơ năng của cơ thể. Có thể so sánh “Thần” với Hỏa đại trong Tứ Đại, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động cơ năng của cơ thể. Thần cũng được liên kết với tình trạng tâm lý và tình hình cơ năng của các tạng, vì thế tạng làm chủ, chứa thần là tâm.

Cách luyện tập Tinh Khí Thần

Luyện Tinh

  • Nạp Khí: Thở vào từ tất cả các huyệt đạo, tập trung vào vùng bụng dưới (Quan Nguyên – Khí Hải), trong 5 đến 6 giây tập trung ý niệm vào vùng này.
  • Vận Khí: Ngưng thở để hút khí trời đất và nén chúng thành một “Khối Tinh Chất”, tưởng tượng như một bông hoa sen lớn, thơm và tinh khiết, sử dụng cơ bụng dưới để vận khí cho bông sen quay vòng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong khoảng 20 giây.
  • Xả Khí: Thở ra, buông lỏng tất cả cơ bắp, thở ra từ từ, bông sen tan biến và lan tỏa ra khắp vùng Quan Nguyên vùng bụng dưới, theo mạch chạy sang huyệt Mệnh Môn, xuống Trường Cường và lên vùng thận du (Bế Thận).
  • Bế Khí: Bế Khí được thực hiện trong 3 giây nhằm giữ cho “Tinh” được tích lũy và lưu trữ trong Phủ Tạng
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Luyện Khí

  • Nạp Khí: Hít thở vào Đan Điền trong 5 giây nhằm đưa khí (năng lượng) vào Trung tâm Đan Điền (Khí Hải)
  • Vận Khí: Kẹp chặt hai hàm răng, nắm chặt hai tay đến cao độ, căng cơ bụng dưới như có khối đá nặng đè lên… Tâm niệm tập trung vào bụng dưới, không để phân tâm. Thời gian kéo dài trong 20 giây hoặc hơn (có thể gây ra mồ hôi).
  • Xả Khí: Thả lỏng cơ bắp và thở ra từ từ để khí lan tỏa ra vùng bụng dưới.
  • Thư Giãn hoàn toàn: Tâm trí như hết hồn, cơ bắp mềm nhũn, dùng hai tay vỗ nhẹ vào vùng bụng dưới khoảng 10 giây, sau đó tiếp tục nạp khí để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Trung bình nữ làm 9 vòng, Nam làm 7 vòng. Vì tập luyện này đòi hỏi năng lượng, nên nếu muốn tập nhiều thì cần phân chia ra làm nhiều buổi trong ngày.

Chỉ cần đều đặn trong 3 tháng, bạn có thể hít một luồng khí vào bụng dưới, làm cho cơ bụng trở nên mạnh mẽ để chịu đựng các đòn đánh mạnh mẽ mà không gây hại.

Luyện Thần

  • Nạp Khí: Sau khi đạt trạng thái “Óc cố – Tâm an” từ các huyệt Bách Hội, Nhân Trung, Phong Phủ, Não Hộ và Thái Dương trên đầu, tưởng tượng nạp khí từ không gian xung quanh vào Bách Hội tạo thành một vòng hào quang trong 10 giây.
  • Vận Khí: Tập trung ý thức hoàn toàn vào Bách Hội (vùng đỉnh đầu), Tập trung ý thức hoàn toàn vào Bách Hội (vùng đỉnh đầu). Sử dụng ý thức vận hành vòng hào quang xoay nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ (khoảng 10 vòng) và nược lại.
  • Xả Khí: Dẫn một nửa khí theo Nhâm Mạch xuống Hội Âm, buông lỏng, thư giãn để khí tự lan tỏa từ Bách Hội ra môi trường xung quanh, rồi tiếp tục xuống hạ bàn và thấm vào lòng đất trong 10 giây.
  • Bế Khí: Ngưng thở hoàn toàn, không hít vào hay thở ra trong 5 giây.Tập trung ý thức vào Bách Hội và các huyệt đạo trên đầu (Bách Hội, Nhân Trung, Phong Phủ, Não Hộ, Thái Dương). Giữ cho tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng quên hết mọi suy nghĩ, lo âu.
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo
Tinh Khí Thần Trong Phật Giáo

Kết luận

Như vậy, bài viết trên của Phật Giáo 60s là tổng hợp các thông tin về Tinh Khí Thần. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức và hiểu biết để áp dụng vào cuộc sống từ đó nâng cao sức khỏe, tinh thần và trí tuệ hướng đến mục tiêu giác ngộ và giải thoát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *