Thỉnh tượng tam thế Phật với ba vị Phật giống hệt nhau tượng trưng cho ba thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tượng Tam Thế Phật uy nghi, trang nghiêm như hiện thân cho trí tuệ, lòng từ bi và sự giác ngộ. Đây chính là điểm tựa tâm linh cho những ai đang tìm kiếm sự bình an và hướng đến những giá trị tốt đẹp. Phật Giáo 60s sẽ chia sẻ đến bạn cách thỉnh tượng tam thế Phật và bí quyết khi thờ Tam Thế Phật.
Tam Thế Phật là gì?
Trong thế giới Phật giáo, Tam Thế Phật là một hình ảnh quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về biểu tượng Tam Thế Phật này. Đây là bộ tượng gồm ba vị Phật giống hệt nhau tượng trưng cho ba thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Phật quá khứ: Ca Diếp Phật, vị Phật đã thành đạo trước Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật hiện tại: Thích Ca Mâu Ni Phật, vị Phật đang trụ thế và giáo hóa chúng sinh.
Phật tương lai: Di Lặc Phật, vị Phật sẽ thành đạo trong tương lai để cứu độ chúng sinh.
Bộ tượng Tam Thế Phật gồm những vị nào?
Tam Thế Phật là một bộ tượng Phật đặc biệt trong Phật giáo gồm 3 pho tượng giống hệt nhau, thường được tạc trong tư thế thiền định kiết già. Hình ảnh này tượng trưng cho sự viên mãn của quá khứ, hiện tại và tương lai. Tượng Phật Tam Thế thể hiện lòng từ bi vô bờ bến của chư Phật và nhắc nhở chúng sinh về quy luật vô thường của cuộc sống.
Đức Phật A Di Đà
Tên gọi của đức A Di Đà mang ý nghĩa là nguồn cơn của ánh sáng vô hạn, vì vậy Ngài thường được biểu trưng là Đức Phật của Ánh Sáng. Theo đạo Phật giáo Đại Thừa, tên của đức A Di Đà còn mang nghĩa là vô biên thọ và vô biên quang, tượng trưng cho sự vĩnh cửu của mệnh số và sự sáng ngời của ánh sáng.
Đức A Di Đà truyền đạt qua lời kể của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật hiện diện trong một thế giới khác và đã công đức giáo hoá chúng sinh. Ngoài ra, Ngài cũng nổi tiếng với 48 lời phát nguyện cứu độ mọi chúng sinh, nếu không đạt đến viên mãn thì không thể thành Phật.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường được tưởng tượng ngồi giữa ba Phật trong bộ tượng Tam Thế Phật. Ngài được coi là vị giáo chủ của giới Ta Bà và là biểu tượng của sự hiện tại và có mặt trong thế gian để dạy dỗ chúng sinh. Ngoài tên gọi phổ biến như Phật Tổ Như Lai và Đức Thế Tôn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn được biết đến với nhiều biệt danh khác.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sở hữu khả năng thấu hiểu vạn vật và hiểu biết sâu sắc về sự thành hoại của thế giới và luân hồi của chúng sinh. Trong bộ tượng Tam Thế Phật, Ngài thường được miêu tả với mái tóc búi lớn hoặc xoắn ốc, đầu mang nhục kế, mắt mở ra ba phần tư. Ngài hường mặc áo cà sa hoặc áo choàng đặt qua cổ và ngồi thế kiết già trên một tòa sen, tay bắt ấn thiền thể hiện sự chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng.
Phật Di Lặc
Trong ngôn ngữ Phạn, tên của Đức Phật Di Lặc có ý nghĩa là “Từ Bi”. Theo Kinh Pháp Hoa, Ngài là một trong những đệ tử của Đức Phật Thích Ca và là người kế thừa đức Thích Ca Mâu Ni.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, Phật Di Lặc được hình dung là một vị hoàng tử tuấn tú, vóc dáng thanh mảnh và thường mặc trang phục hoàng gia. Tuy nhiên, trong truyền thống Việt Nam, Phật Di Lặc thường được tưởng tượng với vóc dáng mập mạp, tròn trịa, vai đeo túi vải và mặc áo hở bụng. Ngài sống tự tại, ung dung và lạc quan và luôn tỏ ra yêu đời và mang trên mình nụ cười vui vẻ.
Ý nghĩa bộ tượng Tam Thế Phật
Trong tâm trí của người Phương Đông, tượng Tam Thế Phật chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc nhắc nhở con người sống đúng đạo lý. Sống biết trân trọng quá khứ và nguồn gốc của mình, đồng thời hiện thực hóa niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.
Khi thờ cúng tượng Tam Thế Phật, các gia chủ thể hiện lòng thành tâm, mong muốn được các vị Phật phù hộ, che chở gia đạo. Điều này giúp mang lại bình an và hòa thuận cho mọi người trong gia đình.
Việc thờ cúng tượng Tam Thế Phật còn thể hiện sự tín ngưỡng sâu sắc từ xa xưa của người Phương Đông. Từ các chùa chiền, thiền viện cho đến nhà tư gia, nhiều người tìm đến tượng Phật để thờ cúng, bày tỏ lòng kính trọng và tôn trọng đối với những bậc tiền bối đã cứu giúp chúng sinh.
Cách thỉnh tượng Tam Thế Phật
Để mang bức tượng Tam Thế Phật về nhà và thờ cúng, không chỉ đơn thuần là việc mua và đặt chúng ở một góc trong nhà. Trước hết, bạn cần thực hiện nghi thức “khai quang điểm nhãn”, một quy trình linh thiêng nhằm làm cho tượng Phật trở nên minh mẫn và linh thiêng hơn. Để thực hiện điều này, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ một người thầy trong chùa. Thầy là người sẽ thực hiện tụng kinh và tiến hành các lễ nghi cần thiết.
Sau khi tượng Phật đã được khai quang, hãy tìm cho nó một không gian cao ráo, thoáng đãng và sạch sẽ để trưng bày. Đừng quên chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ. Và đặc biệt, hãy chọn một ngày linh thiêng để tiến hành lễ thượng an vị và mời Tam Thế Phật về với gia đình.
Để duy trì lòng thành và niềm tin, hãy tuân thủ việc ăn chay ít nhất trong một thời gian ngắn trước khi tiến hành lễ cúng. Sau đó, mời người thầy đến để tổ chức các nghi lễ cúng kính một cách tôn trọng và trang nghiêm.
Bí quyết khi thờ Tam Thế Phật
Khi chọn không gian cho bàn thờ Tam Thế Phật, cần thực hiện một cách cẩn trọng. Bàn thờ nên được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ và không nên thấp hơn đầu của người lớn. Hướng tượng Phật ra cửa chính không chỉ tạo ra một sự kết nối tâm linh với bên ngoài mà còn mang lại sự bình an và phúc lộc cho gia đình.
Tuy nhiên, cần tránh đặt bàn thờ gần hoặc đối diện với các phòng như phòng ngủ, phòng vệ sinh và phòng bếp để tránh gây ra sự xung đột năng lượng. Đồng thời, nên thờ riêng biệt Tam Thế Phật mà không kết hợp với các vị Thần Thánh khác để tạo ra một không gian linh thiêng và tôn kính. Trong trường hợp gia đình thờ cả gia tiên, bàn thờ gia tiên nên được đặt riêng biệt ở bên phải hoặc bên trái của bàn thờ Tam Thế Phật để tôn trọng và giữ gìn sự linh thiêng.
Đối với ngày tổ chức lễ thượng an vị thì bạnnên lựa chọn những ngày mang ý nghĩa linh thiêng như ngày rằm, ngày mùng 1 hoặc ngày vía các chư Phật, Bồ Tát. Đồ lễ cúng Tam Thế Phật thường bao gồm hoa, trái cây và bánh kẹo được sắp xếp trên đĩa hoặc mâm. Đồng thời, cần tránh cúng các vật phẩm chẳng hạn như vàng mã và thực phẩm mặn.
Lời kết
Tượng Tam Thế Phật không chỉ là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp trong đạo Phật mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tượng Phật sẽ là điểm tựa tinh thần, nhắc nhở bạn về lòng biết ơn, sự trân trọng hiện tại và niềm tin vào cuộc sống tươi sáng. Việc thỉnh tượng tam thế phật về thờ cúng sẽ hướng con người về đạo lý sống, hướng đến những giá trị tốt đẹp.